Viêm tấy mủ hạch cổ bên

19 Tháng Chín, 2016

Viêm tấy mủ hạch cổ bên

Do viêm họng, miệng gây viêm tấy mủ hạch cổ 2 bên, chủ yếu là hạch dưới góc hàm.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng cũng gặp cả ở trẻ lớn và người lớn.

  1. Chẩn đoán
  • Lâm sàng: sốt cao, thể trạng nhiễm trùng, mệt mỏi. Đau 1 bên họng nuốt đau, đau tăng khi nhai, khi há mồm.

Đau có làm bệnh nhân phải nghẹo cổ về bên bệnh khi cử động cổ thì đau tăng.

Sưng tấy hạch dưới góc hàm một bên, có khi cả 2 bên, nên đau thường lan cả ra nhóm hạch cảnh.

  • Khám họng

Thành bên họng sau amidan sưng phồng đẩy vào trong rõ.

Sau vài ngày, thấy sốt giảm nhưng thể trạng tồi hơn.

Nuốt đau tăng lên rõ rệt, gây ứ đọng đờm dãi, hơi thở hôi. Có thể có xuất hiện khít hàm, nói không rõ tiếng và khó thở.

Vùng góc hàm sưng phồng như một u nhỏ, ấn đau và có hiện tượng phù nề rõ, sau có thể viêm tấy lan rộng cả 1 vùng góc hàm, cổ bên.

  1. Hướng xử trí:

Nếu viêm tấy chưa thành mủ, có thể chỉ có kháng sinh. Nếu đã tấy mủ, nhất thiết phải chích tháo mủ mà tốt nhất là rạch ngoài da vùng cổ bên.

Đường rạch đi theo bờ trước cơ ức đòn chum, sau góc hàm, dài 2-3cm là đủ để tháo, hút hết mủ.

Sau mổ, đặt dẫn lưu 1 vài ngày cho hết hẳn. Cho kháng sinh.

Posted in Kiến thức y học, Tai by Admin