Dị vật mũi không phải là hiếm, thường gặp ở trẻ nhoe 2-5 tuổi. Dị vật có thể gặp oẻ nhiều dạng: đồ chơi, thức ăn… ở ta thường gặp các hạt như hạt lạc, ngô, na…, nụ áo, cúc áo… do trẻ trong khi chơi nhét vào mũi, không lấy ra được và quên đi. Cũng gặp dị vật do sặc thức ăn từ miệng qua lỗ mũi sau vào hốc mũi, bị mắc kẹt ở các khe mũi không ra được. 1.Chẩn đoán: không khó vì triệu chứng thường điển hình, nhưng thường hay lầm lẫn do không lưu ý đến. – Khi dị vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi nhưng vì dị vật chỉ bị một bên nên không gây khó chịu cho trẻ và thường không được biết đến. – Sau vài ngày hôc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi hôi, thối rõ nên được đưa đến thầy thuốc Tai Mũi Họng. – Khám: hốc mũi moth bên đầy mủ hôi ứ đọng, lau sạch hút mũithấy cuốn dưới nề sũng, sàn và các khe mũi có mủ ứ đọng. Thường thấy ở sàn và khe dưới hay khe giữa có một khối có mủ bám quanh, thường tròn, nhẵn nên hay lầm lẫn là khối u hốc mũi. Nếu dị vật nhỏ như hạt đậu, hạt thóc khó nhìn để phát hiện đ
Dị hình mũi bao gồm: lệch hình vách ngăn, dị dạng mũi và tịt lỗ mũi là chính. Dị hình mũi thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng nhưng có khi ảnh hưởng đến cả tính mạng ( như tịt lỗ mũi sau ở trẻ sơ sinh), đòi hỏi phải giải quyết ngay. 1 Lệch hình vách ngăn. Vách ngăn nằm giữa hai hốc mũi thường không thật thẳng đứng nên chỉ khi gây ảnh hưởng đến thở, ngửi, ảnh hưởng đến dẫn lưu xoang hay gây nhức đầu, gây kích thích mới được gọi là dị hình vách ngăn.
- Nguyên nhân:
- Sang chấn ngư ngã, đấm vào mũi, nhiều khi bị từ khi đẻ, lúc còn bé, lúc đó không gây ảnh hưởng gì nên bị bỏ qua.
- Do bẩm sinh hay do sự phát triển không bình thường của các xương khẩu cái, hay mảnh đứng xương sang.
- Các loại thường gặp:
- Lệch vách ngăn: vách ngăn không nằm đúng giữa mà lệch sang 1 bên hốc mũi, có lệch toàn phần hay chỉ 1 phần ở trên hợc ở dưới.
- Vẹo vách ngăn: vách ngăn không thẳng mà cong vẹo như hình chữ S, có thể nhiều về 1 bên , chủ yếu ở trên cao hay ở dưới thấp.
- Dày chân vách ngăn: vách ng
- Các loại thường gặp:
1 Nguyên nhân: 1.1 Tai nạn: thường gặp do tai nạn giao thông, cũng gặp do tai nạn lao động, thể thao như tay máy đập vào mặt, chơi xà, quyền anh. 1.2 Bị đánh: với vật cứng như gậy, gạch hay do bị đấm vào mũi. 1.3 Do hoả khí: mảnh bom, đạn… bắn vào. 2 Chẩn đoán: Dựa vào các tính chất và thăm khám. 2.1 Chảy máu mũi: bao giờ cũng gặp, mức độ nhiều hay ít, chảy ra mũi trước hay mũi sau xuống họng, tự cầm hay không tuỳ vào tính chất của tổn thương. 2.2 Biến dạng mũi: thường gặp ở sống mũi hay gốc mũi, có thể bị sập, bị gẫy sập, bị đẩy lệch sang 1 bên, bị vẹo, gồ xương chồng lên nhau tuỳ theo tổn thưởng xương chính mũi, vách ngăn mũi hay cả hai. Cũng gặp rách da, giập sụn cánh mũi. Cần lưu ý sau khi bị chấn thương vài giờ, do phần mềm mũi và vùng mắt má bị bầm tím, phù nề, sưng tấy nên khó đánh giá được biến dạng. 2.3 Khám: Sờ nắn vùng chấn thươ
Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng là gì?
Có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (dị nguyên) đối với cơ thể, ví dụ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các cơ địa dị ứng. Thông thường người bị viêm mũi dị ứng gặp ở người có cơ địa dị ứng nhiều hơn như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, tổ đỉa… Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Các tác nhân gây kích thích cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường qua da, hoặc theo đường ăn uống