Những người làm việc ở các nhà máy, công trường , cơ sở sản xuất có tiếng ồn lớn, đều có thể bị. Từ lâu đã được công nhận là một bệnh nghề nghiệp ( bệnh do nghề nghiệp gây nên và được hưởng đền bù, trợ cấp khi mắc bệnh). Ở nước ta theo thông tư liên bộ 08/TTLB điếc nghề nghiệp đã được công nhận là một trong 8 bệnh nghề thường gặp. Ở các nước công nghiệp điếc nghề nghiệp đứng hang đầu tổng các bệnh nghề nghiệp.
1 Điều kiện:
Do trong quá trình lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao từ 85dBA trở lên, thời gian tiếp xúc phải lâu dài từ 3 tháng trở lên và mỗi ngày ít nhất 6 giờ.
2 Triệu chứng:
Bệnh kéo dài, âm ỉ hang năm, người bệnh thường không tự biết vì chỉ có 1 triệu chứng là nghe kém. Thường diễn biến làm 3 giai đoạn với thời gian khác biệt nhau tùy từng người:
2.1 Giai đoạn thích ứng:
Những ngày đầu lao động nơi có tiếng ồn cao,m cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tai ù, tức như đút nút lỗ tai; inh tai; nghe kém sau hay cuối giờ lao động, nếu được theo dõi qua đó thính lực thấy lúc đầu chỉ có thiếu hụt ở tần số 4096 Hz, có thể tới 40-50 dB, ở cả 2 tai. Sau vài 3 tuần , các triệu chứng trên giảm và hết hẳn, người bênh tưởng như đã thích ứng với tiếng ồn, thực ra còn lại nghe kém.
2.1 Giai đoạn tiềm tàng:
Chỉ có 1 triệu chứng duy nhất là nghe kém.
– Nghe kém ngày càng tăng, cả hai tai, lan dần tới các tần số cao, các tần số sinh hoạt chưa hoặc giảm sút nhưng chưa đáng kể nên người bệnh thường không biết đến. Nếu có lưu ý nghe kém với tiếng cao ( như tiếng còi), nghe tiếng nói thầm giảm nhiều so với tiếng nói thường.
– Nghe kém ngày càng tiến triển nhưng từ từ, kéo dài hang tháng, hang năm tuỳ theo từng người.
2.3 Giai đoạn rõ rệt:
Khi nghe ở tần số sinh hoạt cũng giảm sút, người bệnh tự ý thức được bị nghe kém do ảnh hưởng đến giao tiếp ngôn ngữ. Nghe kém thể tiếp âm, luôn đối xứng 2 bên, ngày càng tăng, đưa tới suy giảm tất cả các tần số, trở thành điếc rõ rệt và có thể đưa tới điếc nặng điếc đặc cả 2 tai.
Thời gian và mức độ tiến triển khác nhau tuỳ theo từng người.
Đo thính lực thấy lần lượt xuất hiện các dạng:
- Nghe kém tiếp âm thể loa đạo đáy, đối xứng 2 tai, thường có hiện tượng hồi thính (R+)
- Nghe kém tiếp âm thể toàn loa đạo.
Với thính lực lời có hiện tượng nghe lỏi ( nghe được nhưng không hiểu một số từ nên không nhắc lại được), biểu đồ thính lực nằm ngang hơn bình thường và luôn không nghe đạt 100% số từ thử
3 Chẩn đoán:
3.1 Trước hết cần xác định: đối tượng có làm việc nơi có tiếng ồn cường độ > 90dBA, thời gian 3 tháng với mỗi ngày 6 giờ. Chỉ những người làm việc trong điều kiện trên mới bị điếc nghề nghiệp.
3.2 Đo thính lực sơ bộ để phát hiện có giảm nghe rõ rệt ở tần số xa ( 4096 Hz), đối xứng hai tai.
3.3 Đo thính lực hoàn chỉnh để xác định có nghe kém tiếp âm, đối xứng 2 tai, thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo.
3.4 Cần hỏi kỹ tiền sử: khám tai và chức năng thăng bằng để loại trừ các trường hợp do viêm, nhiễm độc mê nhĩ, chấn thương âm.
4 Hướng xử trí
4.1 Những người bị điếc nghề nghiệp phải được làm hồ sơ, giám định để xét chế độ đền bù, trợ cấp theo thong tư.
4.2 Những người phải làm việc nơi có tiếng ồn cao cần được thăm khám, đo thình lực định kỳ ( 6 tháng đến 1 năm 1 lần) để phát hiện sớm điếc nghề nghiệp.
4.3 Những người còn trẻ đã bị điếc rõ rệt hay tiến triển nhanh cần được chuyển nghề, tránh tiếp xúc với tiếng ồn vì điếc nghề nghiệp không hồi phục và chưa có biện pháp để điều trị.
4.4 Đề phòng điếc nghề nghiệp mọi người lao động khi tiếp xúc với tiếng ồn cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ tai như nút tai hay lo ache tai.