Dị vật mũi không phải là hiếm, thường gặp ở trẻ nhoe 2-5 tuổi. Dị vật có thể gặp oẻ nhiều dạng: đồ chơi, thức ăn… ở ta thường gặp các hạt như hạt lạc, ngô, na…, nụ áo, cúc áo… do trẻ trong khi chơi nhét vào mũi, không lấy ra được và quên đi.
Cũng gặp dị vật do sặc thức ăn từ miệng qua lỗ mũi sau vào hốc mũi, bị mắc kẹt ở các khe mũi không ra được.
1.Chẩn đoán: không khó vì triệu chứng thường điển hình, nhưng thường hay lầm lẫn do không lưu ý đến.
– Khi dị vật vào mũi gây phù nề, ngạt tắc mũi nhưng vì dị vật chỉ bị một bên nên không gây khó chịu cho trẻ và thường không được biết đến.
– Sau vài ngày hôc mũi bên đó bị tắc hẳn và chảy mũi mủ có mùi hôi, thối rõ nên được đưa đến thầy thuốc Tai Mũi Họng.
– Khám: hốc mũi moth bên đầy mủ hôi ứ đọng, lau sạch hút mũithấy cuốn dưới nề sũng, sàn và các khe mũi có mủ ứ đọng.
Thường thấy ở sàn và khe dưới hay khe giữa có một khối có mủ bám quanh, thường tròn, nhẵn nên hay lầm lẫn là khối u hốc mũi.
Nếu dị vật nhỏ như hạt đậu, hạt thóc khó nhìn để phát hiện được, chỉ có cảm giác đụng chạm khi đưa đầu ống hút hay que bong qua.
Nên nhớ chụp XQ không phát hiện được gì vì dị vật thường không cản quang.
Trong trường hợp giang mai mũi có thể mảnh xương chết gây chảy mũi mủ thối moth bên nhưng khi chạm vào mảnh xương thấy cứng và dễ gây chảy máu.
2 Xử trí:
– Lấy dị vật nhưng cần có chuẩn bị chu đáo. Với trẻ nhỏ phải giải thích tốt, bế ẵm đúng, nếu cần phải gây mê, tránh để trẻ giãy giụa gây sang chấn, chảy máu sẽ không lấy được.
– Trước khi lấy cần hút sạch mũi mủ, đặt thuốc co tốt để nhìn rõ dị vật.
– Lấy dị vật bằng que móc, luồn vào phía trong để kéo dị vật từ trong ra ngoài. Nếu dung kẹp phải dung lại đầu bẹt, rộng gắp nhẹ nhàng vì dị vật dễ vỡ làm mảnh nhỏ khó lấy.
– Nếu dị vật ở sâu phía sau hốc mũi có thể đẩy xuống họng nhưng cẩn thận tránh thành dị vật đường thở dưới